Bên cạnh những khúc mắc về mã số thuế cá nhân, vấn đề tiền trợ cấp điện thoại, xăng xe có được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN không, cũng chính là vấn đề đang được người lao động đặc biệt quan tâm hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về trợ cấp điện thoại, xăng xe có được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN hay không trong bài viết dưới đây.
Theo quy định thì các khoản chi phí này sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động nếu đó là khoản chi hợp lý.
Thêm vào đó, theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, và Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm rất nhiều nguồn thu. Tuy nhiên các khoản chi cho điện thoại mà người lao động được hưởng lại không được liệt kê vào các khoản thu nhập chịu thuế; ngoại trừ các khoản chi này vượt trên quy định của nhà nước.
Vậy, nếu trong trường hợp các khoản chi vượt trên quy định của nhà nước phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì cũng không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Cụ thể tại Điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
“Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Như vậy, căn cứ theo các quy định pháp luật trên thì người lao động sẽ không phải chịu thuế TNCN chi phí điện thoại trong các trường hợp:
-Thứ nhất, Chi phí điện thoại đúng theo quy định của nhà nước;
– Thứ hai, Chi phí điện thoại vượt quá quy định của nhà nước nhưng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mời xem bài viết hay:
- Cách lưu trữ hóa đơn điện tử theo Thông tư 32/2011
- Bộ sạc dự phòng: https://electronicsdiscovery.net/best-portable-chargers/
- Kê khai thuế đối với chi nhánh có quy định gì?
- https://cameraforlife.net/best-floodlight-security-cameras/
Đối với chi phí xăng xe sẽ được xác định là chi phí phải đóng thuế thu nhập cá nhân vi:
-Thứ nhất chi phí xăng xe được xác định là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.
– Thứ hai các khoản này phải chịu thuế theo Điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
– Thứ ba, chi phí xăng xe không được liệt vào khoản chi phí loại trừ đóng thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công của người lao động.
Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các cá nhân doanh nghiệp nắm được câu trả lời cho câu hỏi liệu trợ cấp xăng xe, điện thoại có được tính vào chi phí thu nhập cá nhân hay không. Thuế thu nhập cá nhân không chỉ là vấn đề được các cá nhân quan tâm mà ngay cả các doanh nghiệp cũng vô cùng quan tâm để đảm bảo việc triển khai thực hiện các nghĩa vụ về thuế được tốt nhất.