Răng sữa – Tầm quan trọng và cách chăm sóc theo từng độ tuổi

Nhiều người chỉ quan tâm đến răng vĩnh viễn và không chú ý đến răng sữa. Tuy nhiên, để có được hàm răng sau này đẹp thì hệ răng sữa cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Thời gian mọc răng sữa như thế nào và chăm sóc ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.  

Thời gian mọc răng sữa là khi nào?

Quá trình mọc răng sữa của bé như sau:

  • Khi bé ở độ tuổi 6 – 8 tháng thì sẽ xuất hiện 4 răng cửa giữa (bao gồm 2 răng cửa giữa trên mọc trước và 2 răng cửa dưới sẽ mọc sau.)
  • 4 răng cửa bên sẽ mọc khi bé ở độ tuổi 9 – 12 tháng. 
  • 4 răng hàm sữa thứ nhất sẽ mọc khi bé được 12 -15 tháng tuổi. 
  • 4 răng nanh sữa sẽ mọc tiếp theo khi bé 18 – 21 tuổi. 
  • Cuối cùng, 4 răng hàm sữa thứ 2 sẽ mọc khi bé được 24 – 30 tháng tuổi 

Thời gian bé bắt đầu mọc răng sữa 

Thời gian bé bắt đầu mọc răng sữa 

Đọc thêm:

Tầm quan trọng của răng sữa 

Nhiều bậc phụ huynh luôn nghĩ rằng răng sữa dù sao cũng được thay thế sau này bằng răng vĩnh viễn. Chính vì thế nên không cần thiết phải chăm sóc và giữ gìn. Tuy nhiên, răng sữa lại có rất nhiều chức năng mà bạn không biết hết được: 

  • Về mặt tiêu hoá: răng sữa giữ chức năng ăn nhai trong giai đoạn đầu đời của bé. 
  • Giữ khoảng: Sau này, mỗi răng sữa sẽ được thay thế bằng 1 chiếc răng vĩnh viễn vào đúng vị trí đó. Cho nên, răng sữa chính là bộ giữ khoảng tốt nhất, đảm bảo cho răng vĩnh viễn sau này mọc đúng vị trí. 
  • Kích thích sự phát triển của xương hàm: Việc bé sử dụng răng sữa ăn nhai chính là giúp cho hệ thống sọ mặt phát triển bình thường.
  • Chức năng phát âm: Nếu mất răng sữa, bé sẽ khó phát ra một số âm mà cần có sự phối hợp giữa răng và lưỡi, môi.
  • Ngoài ra còn có chức năng thẩm mỹ trong những năm đầu đời của bé. 

Răng sữa cũng đóng vai trò khá quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé

Răng sữa cũng đóng vai trò khá quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé

Các dấu hiệu mọc răng của bé

Khi bé bắt đầu mọc răng sữa sẽ có các dấu hiệu sau đây:

  • Bé sẽ bị sốt. Tuy nhiên, trong trường hợp thấy bé sốt hơn 38 độ C, bạn cần cho bé đến gặp bác sĩ để uống thuốc hạ sốt. 
  • Vì bé bị ngứa lợi nên nước miếng sẽ có thể bị chảy ra nhiều hơn bình thường. 
  • Tại vị trí bé mọc răng thì nướu sẽ bị sưng đỏ. Các bé thường thì gặm tay, cắn hay nhai một món đồ nào đó. 
  • Lười ăn: Bé sẽ bị mệt mỏi, quấy khóc và lười ăn. Bạn có thể cho bé ăn các đồ ăn mềm và dễ tiêu. 

Chăm sóc răng sữa cho bé

Ở từng độ tuổi khác nhau thì cách chăm sóc răng sữa cho bé cũng sẽ khác nhau. 

Chăm sóc răng sữa cho bé

Chăm sóc răng sữa cho bé

Giai đoạn dưới 6 tháng tuổi 

Ở giai đoạn này, có thể bé chưa mọc răng, tuy nhiên các bậc phụ huynh vẫn cần chú ý vệ sinh miệng của bé. Vệ sinh nướu là điều cần thiết để hạn chế sâu răng khi bé bắt đầu mọc răng. Bạn có thể dùng ăn khăn để lau lưỡi, lau vùng nướu răng của bé.

Giai đoạn 6 – 12 tháng

Trong giai đoạn này, bạn vẫn phải duy trì việc vệ sinh miệng cho bé:

  • Tiếp tục vệ sinh lưỡi và nướu của bé. Lưu ý vệ sinh cả hàm trên và hàm dưới nhé. 
  • Nếu trong quá trình mọc răng, bé quấy khóc nhiều và mệt mỏi. Các mẹ cũng có thể tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để biết được các cách giảm đau cho bé. 

Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi 

Khi bé bắt đầu được 1 tuổi, bạn có thể để bé sử dụng bàn chải đánh răng. Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng cho bé cũng cần phải chú ý. Nên chọn các loại bàn chải có lông mềm, phù hợp với những chiếc răng sữa còn non nớt của bé. 

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần phải giám sát và hướng dẫn bé cách đánh răng chuẩn, vệ sinh cả vùng lưỡi để các vi khuẩn không có cơ hội phát triển.  

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc các thông tin cơ bản nhất về răng sữa của bé. Hy vọng, các bậc phụ huynh đã biết được tầm quan trọng của răng sữa và biết cách chăm sóc răng miệng cho bé thật đúng cách.

Đọc thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *