Trong thời gian vừa qua, chúng tôi có làm cuộc khảo sát và nhận thấy rằng mọi người chỉ thích nói chứ không thích nghe. Việc lắng nghe sẽ giúp con người chúng ta trở nên thân thiết, gần gũi và quan tâm nhau nhiều hơn. Chính vì vậy kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là một điều rất cần thiết đối với công việc và cuộc sống của chúng ta hằng ngày. Dưới đây là một số kỹ năng giúp bạn biết cách lắng nghe khi giao tiếp được hiệu quả hơn.
1. Biết điều chỉnh ngôn ngữ của cơ thể
Thông qua ngôn ngữ của cơ thể là ta có thể nhận biết được bạn để ý hay câu để ý đến câu chuyện của người khác mà họ đang kể cho bạn nghe. Việc bạn mỉn cười, nhìn vào mắt họ hay những cái gật đầu nhẹ là cách để bạn thể hiện mình có để ý, quan tâm đến câu chuyện của họ.
Trong trường, nếu như bạn cảm thấy mình không thoải mái, không thích nghe câu chuyện của người đó thì bạn có thể thể hiện những hành động lo lắng, biểu cảm lên khuôn mặt bằng cách cho 2 tay vào túi quần hay bắt chéo 2 tay… để người đó không tiếp cận với bạn.
2. Tập trung vào đối tượng khi đang giao tiếp
Đây là một kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, khi bạn với một người đang nói chuyện trong môi trường nhiều người thì bạn cần chú ý đến người đó không nên để tác nhân bên ngoài làm ảnh đến cuộc nói chuyện của bạn.
Cũng như vậy, khi bạn đang nói chuyện điện thoại với bạn bè hay người thân thì không nên để ý vào máy tính, mà nên tập trung lắng nghe người đó đang nói gì với bạn, như vậy họ sẽ cảm thấy bạn quan tâm đến họ.
3. Hiểu và nắm rõ thông điệp trong quá trình giao tiếp
Trong giao tiếp có nhiều cuộc nói chuyện diễn ra trong cảnh “ông nói gà, bà nói vịt”, người nghe không hiểu đối phương đang nói về vấn đề gì.
Để cuộc nói chuyện không rơi vào tình cảnh đó, thì nếu bạn không hiệu đối phương nói gì thì bạn có thể hỏi lại, hỏi xem tôi hiểu như thế này có đúng không? Hay ý bạn là như thế nào? Bạn có thể nói rõ hơn cho tôi hiểu được không?
4. Kỹ năng đặt câu hỏi
Để cuộc trò chuyện trở nên thoải mái và hào hứng thì có 4 từ bạn nên nói trong cuộc giao tiếp của mình là “hãy nói cho tôi”. Cách này sẽ giúp cho mọi người cảm thấy hào hứng hơn khi bạn muốn nghe họ kể chuyện.
Hay việc bạn lắng nghe chăm chú và biết đặt câu hỏi thích hợp chú ý đến họ, họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và trở nên quý mến bạn hơn.
Để cuộc trò chuyện trở nên sinh động hơn thì nên bắt đầu bằng những câu hỏi mở, bắt đầu bằng câu hỏi mở sẽ giúp cho mọi người hiểu về ý tưởng của nhau trong một chủ đề nhất định hơn. Bạn hãy yêu cầu họ nói lại nếu như bạn không hiểu được tất cả những gì mà họ muốn truyền đặt cho bạn.
Như vậy, khi giao tiếp không đơn giản là biết cách ăn nói, mà kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp cũng là yếu tố rất quan trọng. Biết cách lắng nghe sẽ giúp bạn có thêm lợi ích và giành được thiện cảm với bạn bè, đông nghiệp… hơn đấy.
Bạn có thể quan tâm tới bài viết: