Nếu bạn đã quá quen thuộc với các phương pháp chống thấm thuận và đang có những thắc mắc về chống thấm ngược cùng những câu hỏi như chống thấm ngược là gì? có những phương pháp chống thấm ngược nào hiệu quả? thì đừng bỏ qua bài viết này nhé! Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về phương pháp chống thấm ngược và gợi ý về 2 loại keo chống thấm ngược đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
1. Chống thấm ngược là gì?
Chống thấm ngược là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh “Negative side waterproofing”. Hướng đến một phương pháp thi công chống thấm đặc biệt, ngược hướng với nguồn gây thấm (nguồn nước hoặc các nguồn ẩm khác). Có thể hiểu đơn giản là, nguồn nước đến từ phía nào thì chúng ta cần chống thấm ngược lại phía đó.
Bên cạnh đó, trong một số tài liệu kỹ thuật của nước ngoài, phương pháp này còn được định nghĩa là cách thức để tạo cho đối tượng, vật thể, công trình nào đó khả năng không bị ảnh hưởng hay tác động bởi nước.
2. Đặc điểm khác biệt và nguyên tắc khi thi công của chống thấm ngược.
Một đặc điểm riêng của phương pháp này chính là sự yêu cầu cao của vật liệu chống thấm và kinh nghiệm cứng tay của thợ hành nghề.
Chống thấm ngược thường được áp dụng ở các khu vực có áp lực nước lớn tác dụng lên bề mặt sau của lớp phủ chống thấm. Từ đó tạo ra xu hướng tách lớp chống thấm thoát ra khỏi bề mặt. Chính vì vậy, khi lựa chọn vật liệu sử dụng trong phương pháp chống thấm này cần lưu ý lựa chọn những vật liệu có tính bám dính cao nhằm giữ được sự liên kết vững chắc với các lớp vật liệu khác và phải bao gồm cả khả năng đàn hồi tốt để có thể chịu được áp suất nước lớn.
Ngoài ra, biện pháp này không bắt buộc yêu cầu bạn phải thực hiện thi công ngay trong thời gian đang xây dựng, hoàn thiện công trình mà có thể sử dụng để xử lý các vết nứt, tình trạng thấm dột sau khi hoàn thiện công trình hoàn toàn.
>> Xem thêm: Best Laptops For Working From Home
3. Keo chống thấm ngược phổ biến, hiệu quả cho mọi công trình
Cũng bởi những yêu cầu trên, phương pháp này khá kén vật liệu chống thấm. Chủ yếu các đội thi công sẽ sử dụng các vật liệu quen thuộc như keo chống thấm ngược, sika, màng khò bitum,…Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu tới bạn 2 loại keo chống thấm ngược đang được lựa chọn khá phổ biến hiện nay.
3.1. Keo chống thấm ngược cao cấp Fosmix SK 3
Đây là một sản phẩm chống thấm ngược thế hệ mới của Australia, đã được cải tiến rất nhiều về mặt tính năng. Về cấu tạo hóa học, Fosmix SK3 là một hỗn hợp bột khô bao gồm nhiều thành phần như: xi măng, bột độn và nhiều loại hóa chất chống thấm khác. Sản phẩm này đã nhận được nhiều sự tin dùng trên thị trường hiện nay bởi tính thi công đơn giản, phù hợp với đa dạng công trình và tiết kiệm chi phí vật liệu.
Ưu điểm: Về mặt ưu điểm, Fosmix SK3 có những đặc tính nổi bật như sau:
Hiệu quả chống thấm kéo dài, tăng tuổi thọ cho công trình và các bề mặt
Có tính chống thấm cao, giúp giảm độ hút nước của bề mặt và chống ẩm mốc, bong tróc lớp sơn ngoài bề mặt
Độ bám dính và độ bền cao hơn so với một số loại bột bả thường
Bảo vệ lớp sơn bề mặt tường, tránh hiện tượng phồng rộp
Yêu cầu thi công và bảo trì đơn giản, linh hoạt trên cả những bề mặt có độ ẩm cao
Hiệu ứng kháng nước phát triển nhanh
3.2. Keo trương nở PU SL – 669
SL-669 là một sản phẩm có xuất xứ từ Đài Loan. Đây là loại keo được dùng để chuyên xử lý các vết nứt trong quy trình chống thấm ngược. Đặc điểm nổi bật của loại keo này chính là khi tiếp xúc với nước, keo sẽ lập tức hình thành phản ứng dãn nở như bọt cao su và dần dần nở gấp 12 lần so với thể tích ban đầu để có thể bịt kín hoàn toàn tất các các khe hở và lỗ rỗng trong bề mặt bê tông, ngăn không cho nước thấm vào.
Ưu điểm: Tuy có giá thành đắt hơn Fosmix SK3 nhưng nhìn chung, PU SL – 669 cũng có tác dụng tương xứng với giá tiền của nó
Tạo điều kiện dễ dàng để xây dựng các ống dẫn nước bởi có độ nhớt thấp.
Có độ dẻo dai, độ bám dính cao, có thể kháng hóa chất tốt nhờ vào lớp chất nền mạnh mẽ
Hoàn toàn an toàn với sức khỏe con người
Độ hòa tan giữa keo và nước tốt, giúp ngăn cản quá trình dễ gây ra độ ẩm dư trong khoảng cách
Phản ứng nhanh với nước, thời gian chỉ trong khoảng 20 ~ 120 giây để hoàn thành xong quá trình đông đặc của keo
Có độ ổn định cao, độ bám dính tốt trên bê tông, giúp kéo dài được độ bền của lớp chống thấm.
Khả năng kháng axit, kháng kiềm mà không gây ảnh hưởng đến kết cấu bọt chống thấm.
Bài viết trên là toàn bộ những thông tin về keo chống thấm ngược. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp được những đặc điểm hữu ích về các loại keo chống thấm ngược tốt nhất hiện nay và giúp bạn lựa chọn được giải pháp chống thấm hoàn hảo cho công trình của mình.
>> Có thể bạn quan tâm: Giá sơn chống thấm ngoài trời mới nhất, tốt nhất hiện nay