Ông bà ta nói cấm có bao giờ sai, thời trẻ đánh bay cả nồi cơm, ngủ cả ngày không chán. Mà giờ đến khi có tuổi, mỗi việc ngủ thôi cũng thấy khó khăn, mệt mỏi. Nguyên nhân chủ yếu là do chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Khiến họ ăn không ngon, ngủ không yên và cảm thấy mệt mỏi vô cùng.
1. Vậy chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là gì?
Rối loạn giấc ngủ được hiểu đơn giản là tình trạng giấc ngủ của người cao tuổi bị chập chờn; ngủ không sâu giấc. Thường chỉ ngủ được khoảng 4 tiếng, sau đó tự nhiên thức giấc và nằm trằn trọc mãi mà không thể ngủ lại được. Hoặc rơi vào tình trạng, giấc ngủ bị đảo lộn, không ngủ được vào ban đêm, nhưng lại ngủ vào ban ngày…
Khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không sâu giấc nên cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi vào ban ngày. Đặc biệt, còn có nguy cơ mang đến những căn bệnh vô cùng nghiêm trọng cho người cao tuổi. Chẳng hạn như các bệnh lý về bệnh tim mạch, dạ dày hay nguy hiểm hơn là cả đột quỵ…
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên
Đa số người có tuổi đều cho rằng, giấc ngủ bị rối loạn là do tuổi tác đã cao, cơ thể bị lão hóa. Cùng với đó là sự ảnh hưởng của các căn bệnh tuổi già khiến cho cơ thể không thể ngủ sâu ngon giấc. Ví dụ như đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa, đái tháo đường hay tiểu đêm nhiều lần…
Tuy nhiên, đó chỉ là 2 trong số 5 nguyên nhân chính gây nên tình trạng rối loạn giấc ở người cao tuổi. Ngoài ra, vẫn còn 3 nguyên nhân phổ biến khác cũng góp phần gây ra tình trạng trên. Bao gồm:
-
Do ảnh hưởng từ môi trường sống
Bởi một không gian sống chật hẹp, nhiều bụi bẩn và tiếng ồn,… cũng khiến cho giấc ngủ bị cản trở và gây nên chứng khó ngủ vào ban đêm của người cao tuổi.
-
Do chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi không hợp lý
Ví dụ như thói quen uống trà, cà phê hay hút thuốc lá nhiều vào buổi tối có thể khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng. Vì trong các loại thức uống này có chứa cafein, nicotine,… sẽ cản trở quá trình tổng hợp tryptophan, chất kích thích giấc ngủ do cơ thể tiết ra. Khiến người cao tuổi khó ngủ là vì vậy.
-
Do sử dụng các sản phẩm y dược gây mất ngủ
Đôi khi người cao tuổi không biết hoặc không để ý khi bác sĩ tư vấn đề việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh của mình. Ví dụ dụ như các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau chứa cafein hay thuốc lợi tiểu… Nếu sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng có thể gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.
3. Khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.
Để chắc chắn nhất, độc giả khi gặp phải các vấn đề có liên quan đến rối loạn giấc ngủ nên đến ngày các cơ sơ y tế chuyên khoa để kiểm tra. Tìm ra đúng nguyên nhân để có các xử lý phù hợp.
Còn nếu công việc quá bận rộn hoặc ngại đến gặp bác sĩ thì độc giả có thể áp dụng một số phương pháp sau để khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ xem sao:
- Tạo không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát và hạn chế tiếng ồn, ánh sáng.
- Có chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn tối đúng giờ (nên ăn tối trong khoảng từ 6-7 giờ tối) và không nên ăn quá no vào bữa tối.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích (nước ngọt, trà, cà phê hay thuốc lá…) để tạo tiền đề cho một cuộc sống lành mạnh và một giấc ngủ sâu.
- Tạo ra chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Giảm tiêu thụ các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò…) thay bằng các loại thịt trắng (tôm, cua, cá…), cùng với tăng cường thêm các loại rau củ cho bữa ăn hàng ngày. Sẽ giúp người cao tuổi có một sức khỏe tốt cũng như một giấc ngủ ngon.
- Nếu chưa rõ về cách sử dụng của các loại thuốc. Hãy hỏi lại bác sĩ về cách dùng và liều dùng, để giảm thiểu tác động của thuốc đến giấc ngủ của mình.
Chúc mọi người thành công và sớm nói lời tạm biệt với căn bệnh rối loạn giấc ngủ khó ưa này
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để nghe tư vấn trực tiếp nhé.