Bật mí các phương pháp nhân giống cây chè cho hiệu quả cao

Chè vốn là một loại thức uống truyền thống và lâu đời tại Việt Nam, vừa thơm ngon lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, do đó chè đang được trồng phổ biến. Nhưng không phải ở nơi đâu cũng có thể cho ra loại chè với hương vị khác nhau. Ngoài điều kiện tự nhiên thì phương pháp nhân giống cây chè cũng hết sức quan trọng. Bài viết này sẽ chia sẻ tới các bạn về các phương pháp nhân giống cây chè

Phương pháp nhân giống chè

Có 2 phương pháp sản xuất chè

  • Nhân giống hữu tính
  • Nhân giống vô tính: Nhân giống vô tính bằng cành giâm là phương pháp phổ biến và thông dụng nhất hiện nay.

Một số giống cây chè ở Việt Nam : LDP1; PH1; LDP2; Chè bát tiên.

Kỹ thuật nhân giống cây chè phổ biến hiện nay

Vườn chè giống

Vườn giống gốc là những vườn chè được trồng với mục đích là để thu hom chè giống, để giâm cành.

Vườn chè được chăm chút đầu tư, được trồng bằng cành của những giống thuần chủng đã được chọn lọc. Nương chè để lấy hom phải được thâm canh ngay từ giai đoạn kiến thiết cơ bản, nhất là cần cung cấp phân bón đầy đủ.

Địa điểm làm vườn giâm

  • Địa hình phù hợp nhất để bà con làm vườn giâm là những nơi đất bằng hoặc hơi thoải dưới 5 độ, thoáng,  ưu tiến những vị trí gần nguồn nước để tiện lợi cho việc tưới nước cho cây.
  • Nên chọn nơi có mực nước ngầm nhỏ hơn 1m.
  • Bà con nên chọn vị trí tiện lợi giao thông đi lại để việc vận chuyển chè được thuận lợi hơn.
  • Gần khu vực trồng chè, di chuyển gần để đỡ mất thời gian và đỡ công di chuyển.

Thời vụ giâm

Tùy vào vùng miền mà sẽ có thời vụ khác nhau.:

Ở miền Bắc: Có 2 thời vụ giâm cành tốt nhất là vụ đông xuân và vụ hè thu.

  • Vụ đông xuân: Giâm cành từ trung tuần tháng 11 năm trước đến trung tuần tháng 2 năm sau.
  • Vụ hè thu: Giâm từ trung tuần tháng 6 đến trung tuần tháng 8.

Ở miền Nam (vùng Tây Nguyên): Thời vụ giâm từ tháng 4 đến tháng 8

Thiết kế luống chọn, chọn đất và đóng bầu

Đất trồng cần được làm sách, không chứa các mầm bệnh. Đất được đập nhỏ qua sàng (đường kính viên đất nhỏ hơn 0.5cm), nếu có điều kiện đất có thể được phơ khô trước khi cho vào bầu càng tốt.

Kích thước: Luống có chiều dài 15-20m, chiều rộng 1-2m, nên để khoảng cách giữa 2 luống là một rãnh rộng 40-50cm để việc đi lại và chăm sóc cây chè được thuận lợi hơn.

Thông thường túi đóng bầu là túi PE thường có kích thước 10cm (nửa chu vi) x 16cm (chiều cao) hàn đáy và đục 6 lỗ ở phần 1/3 đáy, đường kính lỗ đục 0.8-1.0cm (nên dùng túi có màu tối, có độ bền, dai).

 Khi đưa đất và túi bầu phải nhồi chặt, xếp bầu vào luống thật đứng sít vào nhau.

Làm giàn che

Giàn che có tác dụng che nắng che mưa to, giữ độ ẩm không khí và nhiệt độ thích hợp cho vườn chè ươm. Khung giàn thường làm bằng tre. Che mái và che xung quanh có thể dùng phên nứa, cỏ tế, lá mía hoặc lưới che nhưng tốt nhất là phên nứa. Độ cao giàn che từ 1,7m- 1,9m.

Kết hợp phương pháp nhân giống cây chè, cùng cách chăm sóc đúng kỹ thuật, chắc hẳn các bạn sẽ có được một mùa chè chất lượng, đem lại năng suất cao. Để thu hoạch nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn, các bạn có thể mua máy hái chè.

Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *